Sàn gỗ công nghiệp là gì? Sàn gỗ công nghiệp là một loại sàn gỗ được sản xuất với công nghệ hiện đại và chất lượng cao, dành cho mục đích sử dụng trong các dự án công nghiệp, nhà máy hoặc các công trình dân dụng như nhà tắm, bếp, sân vườn.
Nó có độ bền cao, chống nước và tải trọng tốt, giúp đảm bảo tính bền và dễ dàng quản lý trong thời gian dài. Sàn gỗ công nghiệp cung cấp một giải pháp hoàn hảo cho nhu cầu sử dụng chất lượng cao và tiên tiến.
Bạn cũng đang quan tâm và muốn tìm hiểu về Sàn gỗ Công Nghiệp phải không?
Hãy cùng Sàn gỗ Kaindl tìm hiểu sơ bộ về chúng để có cái nhìn tổng quan và sự lựa chọn thông minh trước khi quyết định lắp sàn gỗ nhé!
Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Theo Wikipedia, Sàn gỗ Công nghiệp (Laminate Flooring) là một sản phẩm sàn tổng hợp nhiều lớp được hợp nhất cùng với một quy trình cán. Sàn gỗ mô phỏng gỗ với một lớp đính ảnh chụp dưới một lớp bảo vệ rõ ràng. Lớp lõi bên trong thường bao gồm nhựa melamine và vật liệu ván sợi.
Tuy nhiên, nói một cách đơn giản nhất, Sàn gỗ Công nghiệp là loại vật liệu nhân tạo, sử dụng trong trang trí nội thất, được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp với công nghệ ép nén cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF hoặc MDF (chủ yếu là HDF), có thể thay thế sàn gỗ tự nhiên.
Nếu bạn thắc mắc, xem thêm: Phân biệt cốt gỗ HDF và MDF. Tại sao chỉ nên lựa chọn sàn gỗ HDF?
Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp được cấu tạo từ: bột gỗ, hạt nhựa, keo dính, và phụ gia và bao gồm 4 lớp:
Lớp đáy sàn gỗ (lớp đế)
Là một lớp nhựa tổng hợp, có tác dụng chống ẩm, chống sự thâm nhập của hơi nước cũng như bệ đỡ chịu lực cho sàn gỗ công nghiệp.
Lớp cốt gỗ (hay còn gọi là lõi)
Đây là phần cấu tạo dày nhất của sàn gỗ, sử dụng công nghệ hiện đại két hợp bột gỗ và kéo, nén lại thành khối chắc chắn.
Đây là lớp ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng chống nước của sàn.
Lớp vân
Lớp vân trên sàn gỗ công nghiệp thực ra là nhựa phủ bề mặt, được thực hiện tinh xảo giống hệt như vân gỗ thật, mang lại tính thẩm mỹ cao cho chúng.
Lớp phủ bề mặt
Như một lớp áo bảo vệ, lớp phủ bề mặt làm từ nhựa cứng trong suốt, tráng oxit nhôm giúp tăng độ cứng, chống trầy xước. Ngoài ra, nó cũng đóng góp một phần khả năng chống thấm bề mặt, chống trơn trượt, bám bụi và ẩm mốc.
Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ Công nghiệp khi ra đời đã cải thiện được nhiều khiếm khuyết của sàn gỗ tự nhiên.
Sản phẩm có giá thành phong phú, rẻ hơn so với sàn gỗ tự nhiên rất nhiều.
Giá của chúng chỉ từ hơn 100.000đ mỗi mét vuông cho tới các mẫu gỗ ngoại nhập chất lượng cao giá khoảng từ 500.000đ đến trên 600.000đ mỗi mét vuông.
Mẫu mã cực đa dạng
Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều lựa chọn sàn gỗ với nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và thiết kế khác nhau. Người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn được loại sàn gỗ hợp thẩm mỹ và mục đích sử dụng của mình.
Giá thành hợp lý
Giá sàn gỗ công nghiệp chỉ từ hơn 100.000 đ/m2 cho tới các mẫu gỗ ngoại nhập chất lượng cao giá khoảng từ 500.000 đ – 700.000 đ/m2, rẻ hơn rất nhiều so với sàn gỗ tự nhiên có thể từ 800.000 – 2.000.000 đ/m2
Xem ngay: [Update 2022] Bảng giá Sàn gỗ Công nghiệp mới nhất
Tính thẩm mỹ cao
Các vật liệu lót sàn như gạch men, thảm trải sàn đã quá nhàm chán trong khi Sàn gỗ Công nghiệp có quá nhiều lựa chọn về vân gỗ, màu sắc, độ bóng, cực kỳ phù hợp với những người làm ngành kiến trúc, nội thất.
Tính năng tốt
Đó là lý do từ khi ra đời, sàn gỗ Công nghiệp lại phát triển vượt trội đến vậy.
Chúng chịu được nước tốt, chịu lực cao, chống mài mòn và trầy xước.
Chúng có thể giải quyết được nhược điểm của gỗ tự nhiên như: không cong vênh, chống được mối mọt.
Thi công dễ dàng
Sàn gỗ Công nghiệp lắp ghép đơn giản mà không cần phải sử dụng đến keo hoặc đinh.
Có thể linh hoạt tháo ra để tái sử dụng cho nơi khác, bán thanh lý hàng cũ cũng vẫn được.
Chúng được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Các sản phẩm cao cấp an toàn hơn các sản phẩm giá rẻ.
Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt Sàn gỗ tiêu chuẩn 2022
Nhược điểm của sàn gỗ Công Nghiệp
Bên cạnh vô vàn ưu điểm, Sàn gỗ Công nghiệp cũng có những khuyết điểm nhỏ.
Nhiều sản phẩm làm giả, kém chất lượng
Do thị trường rộng lớn và đa dạng, nhiều cơ sở kinh doanh đã làm giả với chất lượng cực thấp, đánh vào sự tiếc rẻ của khá nhiều hộ chung cư.
Các sản phẩm sàn gỗ giá rẻ đều xuống cấp trầm trọng sau khi sử dụng 1 thời gian ngắn
Sàn gỗ Công nghiệp chịu nước kém hơn
Sàn gỗ Công nghiệp được sản xuất bởi bột gỗ ép với áp suất cao, vì vậy khả năng chịu nước đa phần sẽ kém hơn so với sàn gỗ tự nhiên.
Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại, một số dòng sàn gỗ công nghiệp cao cấp như Kaindl, Kronopol, … có khả năng chống nước bề mặt lên tới 24h, có thể khắc phục những trường hợp như nước mưa hắt hay rò rỉ đường nước.
Thí nghiệm chống chịu nước 24h trên Sàn gỗ Công nghiệp Kaindl (một sản phẩm phân khúc cao cấp)
5+ Dòng sàn gỗ công nghiệp hiện nay
Dưới đây là 6 dòng sản phẩm lát Sàn gỗ Công nghiệp phổ biến nhất được chúng tôi thống kê!
6. Sàn gỗ Trung Quốc
Không nên sử dụng trong chung cư bởi giá thành quá rẻ lại nhiều mẫu mã không có tên tuổi, chỉ phù hợp với nhà thuê, trang trí quàn cà phê, Shop thời trang như: Wilson, Eurohome, RedSun…
5. Sàn gỗ Việt Nam
Áp dụng công nghệ nước ngoài nhưng lắp ráp và sản xuất dây chuyền trong nước nên có giá thành rất rẻ như: Kosmos, Glomax, Savi, Pago, NewSky, Jawa, Charmwood
4. Sàn gỗ Hàn Quốc
Một dòng sản phẩm khá mới tại thị trường Hàn Quốc đã đổ bộ về Việt Nam, là một đối thủ đáng gờm trong phân khúc cao cấp. Các thương hiệu nổi bật: Dongwha, Hansol, Vasaco, FloorArt.
3. Sàn gỗ Thái Lan
Cũng thuộc phân khúc sàn gỗ ở mức vừa phải, bao gồm một vài tên tuổi như: Leowood, Thaixin, ThaiViet, ThaiRoyal
2. Sàn gỗ Malaysia
Là dòng sàn gỗ được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam với giá thành vừa phải. Một số thương hiệu nổi bật như: Janmi, Smartwood, Inovar, Robina, Rainforest, Vario…
1. Sàn gỗ Châu Âu
Được biết đến là dòng sản phẩm phân khúc cao cấp gồm các nhãn hiệu nổi bật số 1 thế giới như: Kaindl, Kronopol, Pergo, Egger, Quick Step, Kronotex … tới từ nhiều quốc gia như Áo, Bỉ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là những dòng có tính năng ưu việt, chịu nước, chịu nhiệt, chống trầy xước và có mẫu mã rất phong phú.
Xem ngay: “TOP 10 Sàn gỗ Công nghiệp tốt nhất 2022“
5 tiêu chuẩn kỹ thuật đánh giá chất lượng sàn gỗ
Không thể nói một sản phẩm sàn gỗ có giá 100.000đ/ m2 là tốt và sàn gỗ 800.000đ/m2 cũng là tốt được.
Rõ ràng chúng ta chẳng thể quá tin tưởng được vào lời của người bán hàng.
Vậy căn cứ vào đâu để biết sàn gỗ chất lượng hay không?
Dưới đây, Sàn gỗ Kaindl không hề ngại ngần chia sẻ với bạn về 5 tiêu chí đánh giá mà chỉ những người trong ngành mới biết, giúp bạn có sự lựa chọn thông thái khi mua hàng.
Hãy xem cốt gỗ
Như đã nói ở phần trên, Cốt gỗ chính là phần dày nhất của sàn gỗ, quyết định độ bền của sản phẩm.
Có 3 loại cốt gỗ thường dùng để sản xuất MDF, HDF, MFC.
Xem thêm: Cách phân biệt 3 loại gỗ Công nghiệp MDF, MFC, HDF
Để ý tới Tiêu chuẩn chống trầy xước bề mặt (AC)
Tiêu chuẩn AC (Abrasion Criteria) của sàn gỗ công nghiệp là chỉ số về cường độ chịu mài mòn.
Mình đã có viết 1 bài rất chi tiết về tiêu chuẩn AC, các bạn có thể tham khảo: Những thông tin quan trọng về tiêu chuẩn AC trên sàn gỗ Công nghiệp
Không thể bỏ qua Giấy màu vân gỗ
Giấy màu vân gỗ là lớp tạo nên mức độ chân thực của bề mặt sàn gỗ.
Tiêu chuẩn này đánh giá tính thẩm mỹ của sản phẩm mang lại cho không gian lắp đặt.
Đừng quên Hèm khóa
Hệ thống hèm khóa không chỉ đảm bảo cho việc thi công, lắp đặt nhanh chóng mà còn đảm bảo sự liên kết vững chắc của mặt sàn và khả năng chống thấm nước
Còn nữa, 4 Tiêu chuẩn an toàn khác bạn cần biết
Có 5 tiêu chuẩn An toàn về sàn gỗ quan trọng, trong đó tiêu chuẩn quan trọng nhất là độ chống mài mòn AC. Ngoài ra, bạn cần quan tâm tới:
- Chỉ tiêu cường độ chống va đạp IC
- Chỉ số hàm lượng Formaldehyde
- Khả năng chịu cháy B
- Tiêu chuẩn châu Âu EN 13329
Danh sách Cách sử dụng, bảo quản, nâng cao tuổi thọ cho sàn gỗ công nghiệp
Bạn đang gặp khó khăn nào khi sử dụng Sàn gỗ?
Dưới đây, Sàn gỗ Kaindl đã tổng hợp thành 1 danh sách các vấn đề thường gặp về Sàn gỗ.
Hãy click vào bài viết để tìm giải pháp cho mình
Bạn còn gặp khó khăn nào khác không?
Nếu có hãy để lại bình luận, hoặc Messenger cho chúng tôi để được hỗ trợ.
Bảng So sánh sàn gỗ công nghiệp và các vật liệu lát sàn khác
Dưới đây, Sàn gỗ Kaindl sẽ so sánh chi tiết giữa Sàn gỗ Công nghiệp và các loại vật liệu lát sàn khác, giúp bạn có cái nhìn tổng quan.
So sánh sàn gỗ Công nghiệp và Sàn gỗ Tự nhiên
Tiêu chí | Sàn gỗ công nghiệp | Sàn gỗ tự nhiên |
Lắp đặt |
|
|
Độ dày |
|
|
Độ bền |
|
|
Màu sắc, thẩm mỹ |
|
|
Tính năng |
|
|
Bảo dưỡng |
|
|
Khả năng thay thế |
|
|
Thân thiện môi trường |
|
|
Giá thành |
|
|
So sánh sàn gỗ Công nghiệp và Sàn nhựa giả gỗ
Tiêu chí | Sàn nhựa | Sàn gỗ Công nghiệp |
Độ bền |
|
|
Khả năng chịu nước |
|
|
Vệ sinh, lau chùi |
|
|
Bảo dưỡng |
|
|
Màu sắc |
|
|
Quy cách |
|
|
Lắp đặt |
|
|
Mài mòn |
|
|
So sánh sàn gỗ Công nghiệp và Gạch men lát sàn
Tiêu chí | Gạch men lát sàn | Sàn gỗ Công nghiệp |
Giá cả |
|
|
Độ bền |
|
|
Màu sắc |
|
|
Tính thẩm mỹ |
|
|
Tính đa dạng |
|
|
Khả năng chống nồm ẩm |
|
|
Cong vênh |
|
|
Vệ sinh |
|
|
Thi công lắp đặt |
|
|
Thay thế |
|
|
Nếu đọc tới đây, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho “Sàn gỗ Công nghiệp là gì“.
Hi vọng bạn thích bài viết này, cảm ơn vì đã đọc.