Ván Sàn Gỗ Là Gì? Tổng Quan Về Một Số Loại Ván Sàn Gỗ

Những Lưu Ý Khi Chọn Mua Sàn Gỗ

Ván sàn gỗ là gì? Cấu tạo và ưu, nhược điểm của ván sàn gỗ? Tổng quan và báo giá các loại ván sàn gỗ trên thị trường hiện nay.

Ván sàn gỗ là gì?

Ván sàn gỗ là một loại vật liệu xây dựng với chất liệu chính là gỗ tự nhiên hoặc công nghiệp, dùng để lát sàn nhà hoặc ban công (với loại ván sàn gỗ ngoài trời).

Nhìn chung với xu thế hiện nay, ván sàn gỗ đang rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng cuốn hút cùng những tính năng ưu việt như tạo cảm giác sạch chân, đông ấm hạ mát, thân thiện với môi trường… mà ít có loại vật liệu nào thay thế được.

Cấu tạo của ván sàn gỗ

Cấu tạo của ván sàn gỗ thường gồm 3 phần chính:

Lớp phủ bề mặt

có tác dụng chống xước, chống va đập, giống như một tấm chắn để bảo vệ lớp cốt gỗ bên trong khỏi các tác động xấu từ bên ngoài.

Lớp phủ bề mặt có thể được làm bằng laminate, melamine, acrylic hoặc veneer… tùy từng loại ván sàn gỗ.

Lớp cốt gỗ

Là thành phần cấu tạo chủ yếu của ván sàn gỗ, được làm bằng gỗ tự nhiên 100% hoặc gỗ công nghiệp (khoảng 80 – 85% là bột gỗ tự nhiên và các chất phụ gia kết dính).

Chất lượng của ván sàn gỗ có sạch hay không, có chịu nước hay không sẽ được quyết định bởi cốt gỗ này.

Hèm khóa

Giống như các mắt xích để liên kết các tấm ván sàn gỗ lại với nhau thành một thể thống nhất. Có khá nhiều công nghệ hèm khóa khác nhau tùy theo từng thương hiệu sàn gỗ.

Một số loại có khả năng chống nước rất tốt như Aqua pearl của sàn gỗ Kronopol hay Aqua Zero của thương hiệu sàn gỗ Kaindl…

Ngoài ra, với các loại ván sàn gỗ không phải tự nhiên thường có thêm lớp đáy để giữ cân bằng, ổn định cho sản phẩm, cũng như hạn chế những tác hại xấu từ bề mặt nền gây nên như côn trùng, hơi nước

Ưu điểm của ván sàn gỗ

Tổng Quan Các Loại Ván Sàn Gỗ Trên Thị Trường Hiện Nay

Là một loại vật liệu xây dựng đang ngày càng được ưa chuộng hiện nay, chúng ta có thể kể đến các ưu điểm vượt trội của ván sàn gỗ như:

Vẻ đẹp tự nhiên chân thực:

Hiếm có loại vật liệu nào có vẻ đẹp tuyệt vời như ván sàn gỗ. chúng có thể phù hợp với rất nhiều phong cách kiến trúc nội thất khác nhau, từ cổ điển, tân cổ điển cho đến hiện đại.
Sức mạnh của ván sàn gỗ tạo ra các không gian sang trọng (sàn gỗ tối màu kết hợp với nội thất cổ điển), ấm áp hay thoáng đãng hiện đại (sàn gỗ màu trắng khi kết hợp với nội thất đơn giản).

Tổng Quan Các Loại Ván Sàn Gỗ Trên Thị Trường Hiện Nay

Độ bền cao:

Nhờ có lớp phủ bề mặt mà ván sàn gỗ thường có độ bền khá cao, chịu được va đập, tàn thuốc… Với những loại có độ chống trầy xước AC5 thậm chí bạn có thể đi giầy dép lên mà không bị tổn hại.

Thân thiện với môi trường:

Gỗ là một trong những loại vật liệu thân thiện với môi trường nhất, khi sử dụng ván sàn gỗ phần lớn chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái, bình yên.

Các loại ván sàn công nghiệp cao cấp hiện nay thường có hàm lượng chất thải formaldehyde dưới 0.005%, hoàn toàn vô hại với môi trường sinh hoạt.

Thời gian thi công nhanh:

Không mất nhiều thời gian như sàn gạch, thời gian thi công của ván sàn gỗ khá nhanh do quy trình đơn giản: làm sạch bề mặt sàn, trải lớp lót sàn và ghép ván sàn gỗ, cuối cùng là dùng phào nẹp để kết thúc các điểm tiếp giáp với chân tường.

Gia chủ cũng có thể sử dụng trong sinh hoạt được ngay (thường là sau 1, 2 ngày). Việc tháo dỡ khi có sự cố cũng khá dễ dàng, không cần phải đào bới phá hỏng công trình.

Tiện nghi trong sinh hoạt:

Mùa đông giá rét mỗi khi phải bước chân xuống sàn luôn là ác mộng của nhiều người, nhưng khi sử dụng ván sàn gỗ, sự ấm áp dễ chịu sẽ khiến bạn cảm thấy thư thái nhẹ nhàng.

Mùa hè sàn gỗ lại rất mát, không lạnh buốt như sàn gạch. Ngoài ra những khi trời nồm cũng hạn chế được sự trơn trượt khó chịu gây nên những tai nạn không đáng có.

Nhược điểm của ván sàn gỗ

Không có loại vật liệu nào hoàn hảo, bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì ván sàn gỗ cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý.

Tính chịu nước:

Tổng Quan Các Loại Ván Sàn Gỗ Trên Thị Trường Hiện Nay

Nước là thiên địch của gỗ, dù là loại gỗ tốt nhất thì cũng rất dễ bị hỏng nếu bị ngấm nước trong khoảng thời gian dài.

Tuy nhiên, các loại ván sàn gỗ tự nhiên và ngay cả công nghiệp hiện nay đều có khả năng chịu nước khá tốt, có thể bị ngập nước khoảng 1 ngày mà kết cấu gỗ không bị hỏng.

Trong quá trình sinh hoạt, chỉ cần chú ý một chút,  chúng ta vẫn có thể sử dụng trong rất nhiều năm.

Giá thành vật liệu cao:

Các loại ván sàn gỗ cao cấp, đặc biệt là ván sàn gỗ tự nhiên thường có mức giá khá cao so với các sản phẩm cùng loại, nếu tính thêm các phụ kiện khác như phào, nẹp… thì tổng chi phí cho một công trình thường không nhỏ.

Các loại ván sàn gỗ trên thị trường hiện nay

Ván sàn gỗ công nghiệp

Đây là loại ván sàn gỗ được cấu tạo bởi bột gỗ tự nhiên kết hợp với các chất phụ gia, được ép với mật độ cao để tạo thành các tấm HDF thay thế cho các tấm gỗ tự nhiên.

 Ván sàn gỗ công nghiệp gồm hệ thống hèm khóa và 4 lớp

  • Lớp phủ bề mặt có tác dụng chống trầy xước, bảo vệ tấm gỗ khỏi các tác động bên ngoài
  • Lớp giấy tạo vân gỗ hình thành nên màu sắc, vẻ đẹp của từng tấm ván sàn.
  • Lớp cốt gỗ chính là thành phần chủ yếu, độ dày được phân thành các loại 8mm, 10mm, 12mm. Những loại ván sàn gỗ công nghiệp cao cấp như Kronopol, Kaindl có tỷ lệ bột gỗ lên đến 85%, mật độ trên 900kg/m3.
  • Lớp đáy có tác dụng giữ cân bằng, chống ẩm mốc, các tác hại xấu từ mặt sàn thẩm thấu lên tấm gỗ.

 Giá của ván sàn công nghiệp

Tổng Quan Các Loại Ván Sàn Gỗ Trên Thị Trường Hiện Nay

Ván sàn gỗ công nghiệp có khá nhiều ưu điểm như khả năng chịu va đập, sự đồng đều cao (được chế tạo từ máy móc hiện đại nên các thanh gỗ cùng mã sẽ không có sự sai lệch nhiều về màu sắc, vân gỗ…

Nếu bị hỏng cũng có thể dễ dàng tìm mua để thay thế), giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.

Cụ thể với các loại ván sàn gỗ công nghiệp giá rẻ (thường là hàng sản xuất từ Trung Quốc hoặc nội địa) mỗi mét vuông vào khoảng trên dưới 200.000đ

Tiếp theo là các dòng bình dân (thường được nhập khẩu từ các nước Châu Á như Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan…) dao động trong khoảng 300.000đ – 400.000đ.

Cuối cùng là loại cao cấp (các thương hiệu đến từ Châu Âu như Ba Lan, Áo, Đức, Thụy Sĩ…) giá từ 500.000đ cho đến gần 1.000.000đ.

Chính vì vậy, nhược điểm của dòng sản phẩm này cũng dễ nhận thấy, đó là một số vấn đề như độ sạch của cốt gỗ cũng như khả năng chịu nước chỉ có những loại cao cấp. Thông thường xuất xứ từ Châu Âu mới được đảm bảo. Bạn nên lưu ý và tìm hiểu kỹ  khi có ý định sử dụng sản phẩm.

Ván sàn gỗ tự nhiên

Tổng Quan Các Loại Ván Sàn Gỗ Trên Thị Trường Hiện Nay

Đây là loai vật liệu được làm từ 100% gỗ tự nhiên, bên trên thường được phủ một lớp UV chống xước để tăng thêm tuổi thọ của sản phẩm, phần còn lại là lớp cốt gỗ và dĩ nhiên không thể thiếu hệ thống hèm khóa để ghép các tấm gỗ với nhau.

Vật liệu sử dụng các loại gỗ tự nhiên ở phương tây thường là gỗ sồi, gỗ thông còn Châu Á thường là gỗ Căm Xe, Giáng Hương.

Nhìn chung, ưu điểm của ván sàn gỗ tự nhiên so với các dòng sản phẩm gỗ khác là sự chịu nước vượt trội cũng như độ sạch của cốt gỗ khiến người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

Và khẳng định một điều, gỗ tự nhiên luôn có đẳng cấp hoàn toàn khác biệt, càng sử dụng càng lên màu đẹp cũng như có tuổi thọ cực cao.

Tuy vậy cũng cần nhắc đến một số nhược điểm đó là khả năng chống mối mọt (vì gỗ tự nhiên là thức ăn ưa thích của các loại côn trùng đáng ghét này).

Đặc biệt giá thành của dòng sản phẩm này thường cao, mỗi mét vuông thường vào khoảng trên dưới 1.000.000đ – 2.000.000đ, chỉ hợp với những hộ gia đình có kinh tế khá giả.

Ván sàn gỗ kỹ thuật

Tổng Quan Các Loại Ván Sàn Gỗ Trên Thị Trường Hiện Nay

Ván sàn gỗ kỹ thuật hay còn có tên gọi khác là sàn gỗ Engineered có cấu tạo gồm các thanh gỗ tự nhiên nhỏ, ghép lại với nhau. Ván sàn kỹ thuật được chia làm 3 lớp chính:

  • Lớp bề mặt, thường là các tấm gỗ mảnh nguyên thanh, tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ mà có thể sơn phủ PU hoặc lau dầu. Nhìn chung lớp bề mặt của ván sàn gỗ kỹ thuật nhìn không khác gì gỗ tự nhiên, bảo đảm tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Lớp cốt gỗ, gồm các thanh gỗ tự nhiên nhỏ ghép với nhau hoặc từng tấm mỏng được ép với nhau bằng công nghệ ép thủy lực hiện đại.
  • Lớp đáy hay còn gọi là Plywood,  được cấu tạo bằng cách ép và dán keo từ 10 – 15 tấm ván mỏng từ 1mm – 2mm lại với nhau tạo thành một khối rắn chắc.

Ván sàn gỗ kỹ thuật cũng có những ưu điểm riêng đó là giá thành rẻ mà vẫn giữ được vẻ đẹp của gỗ tự nhiên, tuổi thọ cũng khá cao (khoảng 10 năm tùy từng loại), ngoài ra tính an toàn với môi trường cũng hoàn toàn được đảm bảo.

Ngược lại, nhược điểm của dòng sản phẩm này đó là tính chịu lực thường khá kém hơn gỗ tự nhiên và độ chống trầy xước lại kém hơn ván sàn gỗ công nghiệp.

Việc tháo dỡ sàn để tái sử dụng khi có nhu cầu chuyển nhà mới cũng chỉ được khoảng 2 – 3 lần.

Giá ván sàn gỗ Engineered  thường rẻ hơn ván sàn gỗ tự nhiên khoảng 20% – 30%. Tùy từng loại mà dao động trong khoảng 300.000đ đến 1.000.000đ trên một mét vuông

Ván sàn gỗ Veneer

Tổng Quan Các Loại Ván Sàn Gỗ Trên Thị Trường Hiện Nay

Gỗ Venner hay còn được gọi là gỗ lai tạo, nói một cách dễ hiểu thì nó có cấu tạo bởi một lớp gỗ tự nhiên dày khoảng 1 đến 2 mm làm bề mặt, phần còn lại là các loại gỗ công nghiệp hay ván dăm…

Tùy theo từng mục đích sử dụng. Do đó, chỉ nhìn bằng mắt thường thì không thể phân biệt được ván sàn gỗ tự nhiên với ván sàn gỗ veneer, lại có giá thành khá rẻ bởi một cây gỗ tự nhiên có thể chế tạo được khá nhiều tấm gỗ veneer.

Giá ván sàn gỗ veneer

Giá ván sàn gỗ veneer dao động khá rộng bởi chúng phụ thuộc vào độ dày của lớp bề mặt (được làm từ gỗ tự nhiên nguyên tấm), độ dầy càng cao thì giá thành cũng tăng theo.

Gỗ veneer ra đời cách đây khoảng 30 – 40 năm, khi mà nguồn rừng tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt.

Ngoài việc sử hữu vẻ đẹp sang trọng của gỗ tự nhiên thì dòng sản phẩm này cũng có một số hạn chế như khả năng chịu nước kém, dễ bị hỏng cấu trúc nếu phải di chuyển nhiều.

Bởi vậy bạn nên sử dụng trong môi trường khô ráo, có tính ổn định cao.

Mọi thông tin sản phẩm có thể tham khảo tại 1st Floor – Hệ thống phân phối sàn gỗ cao cấp

Scroll
0977 186868
683003087941426803 DMCA.com Protection Status